• Tin tức

Tàu hộ tống Steregushchiy đề án 20380

25.06.2019

Hiện nay, tàu hộ tống Steregushchiy được giới thiệu là tàu đa năng hiện đại nhất của Hải quân Nga. Để tiết kiệm tận dụng không gian trên tàu, các nhà thiết kế đã từ bỏ lối sắp xếp tuyến tính với các tổ hợp vũ khí tấn công mà đặt chúng theo chiều ngang-chữ thập. Sơ đồ như vậy đã chứng tổ sự hợp lý trên các mẫu tương tự của Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.

Nga tăng cường sắm chiến hạm tàng hình cỡ nhỏ

Những con tàu hộ tống mới cỡ nhỏ của Nga (2200 tấn) thuộc đề dự án 20380 có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trên biển như tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm, hỗ trợ hỏa lực cho quân đổ bộ và đảm bảo lưới phòng không đáng tin cậy....

Tàu hộ tống của đề án 20380 lớp Steregushchiy là loại đa mục đích, có thể hoạt động cả trong đội hình đơn lẻ hoặc hiệp đồng tác chiến trong một hải đội. Tàu có thể bảo vệ hộ tống chống các tàu ngầm đối phương, giao tranh với tàu nổi, và nếu cần thiết sẽ đảm trách bảo vệ bờ biển hoặc phong tỏa hạm đội địch ngay trong căn cứ của kẻ thù.

Tính chất đặc trưng của tàu hộ tống đề án 20380 là khả năng giảm thiểu tầm phát hiện của radar, giảm tiếng ồn và độ nhận biết quang học đến mức tối đa nhờ kiến cấu stealth (tàng hình).

Khác với phần lớn các tàu nước ngoài cùng lớp, Steregushchiy được thiết kế tối ưu để mang trực thăng Ka-27PL và khi cập bến thì trực thăng được chuyển lên bố trí tại căn cứ ven biển của lực lượng hàng không hải quân nhờ được thiết kế có một đuôi tàu thấp cho phép dùng cầu nối nhẹ dẫn thẳng máy bay trực thăng lên bến để chuyển tới bãi đỗ trực thăng và nhà chứa trực thăng và chúng chỉ trở lại tàu khi bắt đầu những chuyến đi biển mới.
 
Trực thăng Ka-27PL có thể tự tiêu diệt tàu ngầm bằng các tên lửa chống ngầm và hỗ trợ chỉ thị mục tiêu cho vũ khí ngư lôi của tàu hộ tống. Tổ lái Ka-27PL có bốn người, phi công và phi hành đoàn trên trực thăng có cabin riêng, phòng tắm và phòng ăn riêng trên tàu.

Hiện nay, tàu hộ tống Steregushchiy là tàu đa năng hiện đại nhất của Hải quân Nga. Để tiết kiệm tận dụng không gian trên tàu, các nhà thiết kế đã từ bỏ lối sắp xếp tuyến tính với các tổ hợp vũ khí tấn công mà đặt chúng theo chiều ngang-chữ thập. Sơ đồ như vậy đã được kiểm chứng tính hợp lý trên các mẫu tương tự của Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.

Do lượng giãn nước nhỏ hơn nhiều so với mẫu kinh điển trong khi lại được trang bị tích hợp nhiều vũ khí nên kết cấu của tàu 20380 được thiết kế một cách tối ưu để bố trí hợp lý các ống phóng ngư lôi 533mm trong một không gian rất nhỏ hẹp.

Thủy thủ đoàn của tàu hơn 100 người. Sĩ quan và sĩ quan chuyên nghiệp được ở trong các cabin, còn các thủy thủ và quân nhân hợp đồng (trên tàu Steregushchiy không có lính nghĩa vụ) ở buồng chung nhau.

Tổng cộng, Bộ Quốc phòng Nga đã đặt hàng đóng 10 tàu hộ tống của đề án 20380.

Hiện nay, sáu chiếc đã được triển khai trong hàng ngũ Hải quân - bốn chiếc phục vụ trong Hạm đội Baltic, hai chiếc trong Hạm đội Thái Bình Dương. Bốn tàu nữa sắp được hoàn thành.

Trang bị vũ khí của lớp tàu Steregushchiy 

Vũ khí tấn công cơ bản của tàu hộ tống Steregushchiy là hai bệ phóng lớn với tổ hợp tên lửa Uran. Mỗi bệ mang theo 4 tên lửa chống hạm cận âm mọi thời tiết loại X-35 (Kh-35).Tên  lửa này có khả năng bắn chìm các tàu nổi với lượng giãn nước lên tới 5.000 tấn nhờ kích thước không lớn và bay ở độ cao nhỏ nên rất khó bị đánh chặn. 

Tính năng của tên lửa cận âm Uran không thua kém gì tên lửa hành trình Kalibr đã lừng danh về tầm bay xa và phạm vi hoạt động, với các khu vực biển gần, khả năng của tên lửa X-35 là quá đủ đối với hải quân Nga.

Đề án phát triển tiếp là các tàu hộ tống đề án 20385 với hệ thống tên lửa Kalibr mạnh hơn.
 

Hỏa lực tầm gẩn chính của chiến hạm 20380 lớp Steregushchiy là pháo A-190 cỡ nòng 100 mm đặt ở mũi tàu. Pháo có thể bắn với tốc độ 80 phát/phút. Nó có thể tấn công cả tàu nổi, bắn dọc theo bờ biển và thậm chí đánh trả cả máy bay.

Mặc dù là pháo tự động, pháo vẫn do con người điều khiển, cấp chỉ định mục tiêu, nhấn bàn đạp để tiến công mục tiêu ở khoảng cách 20 km. Sau 15 lần nhả đạn, hệ thống nước làm mát nòng pháo sẽ tự động bật.

Ngoài pháo ở mũi, tàu hộ tống còn được trang bị hai giàn AK-630M sáu nòng 30 mm, lắp đặt gần đuôi tàu hơn. Những khẩu pháo này bắn ra 5.000 viên đạn/phút, khối nòng có bộ làm mát hồi quy để tiến công cả các tàu nổi và các mục tiêu trên không ở cự ly ngắn.

Để đảm bảo phòng không, các tàu hộ tống của đề án 20380 được trang bị hệ thống phòng không Poliment-Redut với các tên lửa tương tự như hệ thống S-400 trên mặt đất.

Hiện tại đây vẫn là tổ hợp thử nghiệm, chưa được chính thức đưa vào hệ trang bị, chúng cũng đang trải qua thử nghiệm trên một con tàu cùng loại của hạm đội hải quân lâu đời nhất của Nga là Hạm đội Baltic.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị tổ hợp chống ngầm cỡ nhỏ Paket-NK. Tổ hợp này đảm nhiệm cả phóng ngư lôi và chống ngư lôi, bao gồm từ 1 đến 8 ống phóng. Ngày nay, nó là hiện thân của cách mạng công nghệ.

Để chống ngư lôi của đối phương, Nga sử dụng ngư lôi phản lực có điều khiển. Tổ hợp có hệ thống điều chỉnh và chỉ định mục tiêu riêng, tính toán các đối tượng nguy hiểm và cung cấp dữ liệu để công kích. Chỉ huy chỉ cần ra lệnh "Bắn" để khai hỏa, mọi việc còn lại do hệ thống tự làm.

Tổ hợp Paket-NK có thể hạ thấp nguy cơ tàu hộ tống bị trúng ngư lôi địch gần ba lần. Còn để tấn công các tàu ngầm và tàu nổi của đối phương nó sử dụng các ngư lôi nhiệt chống ngầm Malyshka, có tốc độ lên đến 50 hải lý (gần 93 km)/giờ, diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 20 km.

Theo Huy Bình, Báo Đất Việt